Trước thềm năm mới xuân MậuTuất Âl Năm 2018 dl

chua long khanh

Ngày cập nhật: 17/12/2018

Trước thềm năm mới xuân MậuTuất Âl Năm 2018 dl
.........oOo.........

* Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nhân dịp xuân về Tết Nguyên Đán là Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam chúng ta. 
Thông lệ đầu mùa xuân người ta ngừng lại mọi công việc để lo tổng kết ôn lại một năm qua, kiểm điểm những điều mà ta đã làm được, những việc chưa làm được , rồi đặt ra kế hoạch cho năm sau.Nhưng có những khát vọng cháy bỏng từ năm này qua năm khác mà cứ đến mùa xuân chúng ta lại dằng vặc, trăn trở tự hỏi vì sao mà vẫn còn nguyên thế đó, để rồi lại tiếp tục hy vọng....dù ngày thực hiện có thể còn xa lắm, dù có lúc mọi việc trong tầm tay của mình.

KHÁT VỌNG MỘT NỀN VĂN HÓA  DÂN TỘC.
........ * * *........

Khởi đầu của một năm từ mùa xuân nên hãy nhìn cách người ta chào đón mùa xuân để nhận ra bản sắc dân tộc. Chúng ta vẫn đi tìm một mùa xuân "đậm đà bản sắc dân tộc" như thường được rêu rao năm này qua tháng nọ trong các báo cáo tổng kết, hay được nêu thành phương hướng của ngành văn hóa, nhưng mãi rồi chúng ta vẫn thấy còn đó trên bức tranh đã dệt chung, những màu nhợt nhạt.
Vì sao ư ?....Rất nhiều lễ hội dân gian diễn ra những hình thức mà chúng ta thường phê phán, kêu gọi chấm dứt thì vẫn còn đó, những lễ hội "tắm máu" như : giết quá nhiều chó, trâu, bò, heo, vv....
Trong khi các lễ hội ngày càng nhiều, nhưng lại giảm mạnh về bản sắc với việc xuất hiện không ít những xu hướng lệch lạc, thiếu ý thức của người dự hội ;cùng với nhiều tiệc say lè nhè ,đó là các biểu hiện tiêu cực, thể hiện sự yếu kém trong công tác quản lý, tổ chức lớn quá làm lãng phí thời gian, công sức, tiền của và nhiều sự phiền não cho khách hội. Có người vẫn đổ thừa là thói quen.
Trong khi dân chúng đang lầm than đói khổ, xuân về mọi người nô nức chào mừng, vui xuân đón tết,
nhìn lại sau lưng còn có những người không được hưởng mùa xuân trọn vẹn thiếu thốn cả vật chất, lẫn tinh thần, cần lao vất vả lót dạ không no.
Không có cơ quan văn hóa nào hướng dẫn quần chúng xây dựng không gian văn hóa và gìn giữ sự thiêng liêng của lễ hội nơi thờ tự, chấm dứt tệ nạn mê tín dị đoan thông qua tuyên truyền,giáo dục và các biện pháp xử lý. Là những người đọc sách Phật, chúng ta biết rằng người phật tử không cầu xin một ơn huệ vật chất hay tinh thần khi đảnh lễ, chiêm ngưỡng tượng Phật.
Đức Phật thường dạy : " Ta ví như vị lương y bắt mạch, cho thuốc, còn chúng sanh ví như bệnh nhân cần phải uống thuốc để khỏi bệnh. Còn uống hay không uống và bệnh có được lành hay không lành ?... đó là tùy vào nơi mỗi bệnh nhân". ( do duyên nghiệp của từng người khác với nhau).

☆ Trong kinh Di Giáo, Đức Phật dạy rằng : " Các con hãy tự thắp đuốc mà đi" . Bởi vì lẽ ấy : " Chỉ có chính ta làm điều tội lỗi, chỉ có ta làm điều ô nhiễm, 
Rồi lại cũng chính ta tránh điều tội lỗi, chỉ có ta gội rửa cho ta.
- Trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta.
" Nhất thiết do tâm tạo "

☆ Không ai có thể làm cho người khác trở nên trong sạch được" Mà chỉ có ta làm cho ta trong sạch mà thôi.
(Trong kinh pháp cú dạy).

...............*..............

☆ Ngày xuân, chúng ta mong muốn đoàn tụ trong không khí " Mái ấm đại gia đình" của người phương đông ( dân tộc Việt Nam của chúng ta) niềm vui nhất là các con cháu tựu về sum họp chúc thọ ông bà, cha, mẹ.

                     * * * * 
- Cảnh làng quê vui nhộn tưng bừng
- Màu giấy đỏ, bàn thờ hương trầm nghi ngút.
- Cả chị em tíu tít chạy bưng mâm.
- Chúng trẻ con vui đùa thay áo mới.
- Bên cạnh ông bà kể chuyện đời xưa.
- Tràng pháo chuột liên hồi giòn nổ.
- Bụi mưa phùn đổ xuống sân nhà.
- Quanh bếp ấm bánh chưng, bánh tét.
- Đàn trẻ con dụi mắt đợi chờ ăn.
- Mẹ đứng dậy đi thăm nồi bánh tét.
- Ồ!. đây nồi bánh đã chín rồi
- Nhộn nhịp niềm vui trong mái ấm.
         ............*...........

Vĩnh Long ngày03/02/2018 dl
Người viết bài và gởi những bông hoa tươi thắm điểm tô cho ngày xuân xinh đẹp.

Ni Trưởng Thích Nữ TRÍ TIÊN