Niệm Phật đắc tam muội,đắc quả vị Niết Bàng

chua long khanh

Ngày cập nhật: 18/12/2018

Niệm Phật đắc tam muội,đắc quả vị Niết Bàng, vãng sanh về cõi tịnh độ của Đức Phật A DI ĐÀ, tịnh cảnh

NIỆM PHẬT TAM MUỘI VÃNG SANH
.......*.......

Ðây là lời đức Thế Tôn tán thán Kiên Lao địa thần. Ngài có thể giữa đại chúng trong pháp hội, xưng dương những sự lợi ích chúng sanh của Ðịa Tạng Bồ Tát, đây là điều chúng ta đọc được trong kinh này, công đức của sự lễ ức cuẩn Ngài. Và thần thông, năng lực Ngài hộ trì Phật pháp, hộ trì chúng sanh, hộ trì đại địa vạn vật, năng lực này rất lớn. “Gấp trăm ngàn phần trội hơn các địa thần thường”, đây là điều phần đông các vị địa thần chẳng sánh bằng. Trong đoạn chú giải này có vài câu chúng ta hãy đọc xem, “Xưng dương tán thán là môn thứ hai của mười nguyện Phổ Hiền”, nguyện Phổ Hiền có mười môn, thứ nhất là “Lễ Kính Chư Phật”, thứ hai là “Xưng Tán Như Lai”, do đó ở đây Ngài xưng dương tán thán hạnh Phổ Hiền. Phần sau nói “Một niệm xưng dương, vạn đức tự đầy đủ”, rất nhiều người không biết cái hay của sự xưng dương, chẳng biết lợi ích của sự xưng dương. Nếu hỏi lợi ích chân thật của sự giảng kinh thuyết pháp là ở chỗ nào? Ðại khái ngay cả người giảng kinh thuyết pháp cũng rất ít người biết, cái hay thực sự là tỏ lộ tánh đức của chính mình.
Hết thảy kinh luận do đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng đều từ tự tánh lưu lộ ra, chúng ta đọc tụng tán dương, tuyên giảng là tán dương, chính là tán dương tánh đức của chính mình, mượn tánh đức do đức Phật Thích Ca Mâu Ni tỏ lộ để dẫn dắt tánh đức của chính mình, đây là công đức chẳng thể nghĩ bàn, lợi ích chân thật, cái hay thực sự. Một người tu hành không thể minh tâm kiến tánh, nếu thường giảng kinh, giả sử tiếp tục qua nhiều năm chẳng gián đoạn, kẻ ấy nhất định sẽ minh tâm kiến tánh, tại sao vậy? Mỗi ngày đều tuyên dương tánh đức, mỗi ngày đều huân tu, mỗi ngày đều huân tập, không hay không biết dần dần tánh đức cũng sẽ bộc lộ ra ngoài, là lý lẽ như vậy. Chỉ sợ là bạn không chịu tuyên giảng, sợ là bạn thường gián đoạn nửa chừng, vậy th́ không có cách chi khác. Nếu không gián đoạn giữa chừng, vui vẻ mà giảng, hoan hỷ giảng là loại thứ tư “Nhạo thuyết vô ngại biện” trong “tứ vô ngại biện tài”, chữ nhạo ở đây chính là hoan hỷ giảng; vui vẻ giảng cho người khác nghe, khuyên người dứt ác tu thiện, thấy người ta được phước, đó là công đức chẳng thể nghĩ bàn của việc xưng tán. Sau đó nói “Một niệm xưng dương, vạn đức đều tự đầy đủ”, hai chữ tự đủ rất quan trọng. “Do đó các Phật tử, khi đến pháp hội, kẻ sơ học, người tu đã lâu, tuyên lưu Phạm Bối”, vì duyên cớ này, Phật tử là học trò của Phật, kẻ phát nguyện học theo Phật đến pháp hội sơ kiến là người sơ học, cửu văn là người tu lâu năm, bất kể bạn là người sơ học hay người tu lâu năm, bạn đều có trách nhiệm tuyên lưu Phạm Bối. Tuyên lưu Phạm Bối chính là giảng kinh thuyết pháp, tán thán lời dạy của đức Phật. Phần sau nói “Lịnh địa thần bất duy năng chủ Diêm Phù Đề vật” (làm cho địa thần không những chỉ có thể chủ quản vạn vật ở Diêm Phù Đề), “chủ” nghĩa là chủ quản, ngài cai quản hết thảy vạn vật ở đại địa cõi Diêm Phù Đề, đây là chức vụ của Ngài. “Phục cánh tán dương Địa Tạng lợi ích chi sự” (lại còn có thể tán dương sự lợi ích của ngài Địa Tạng), đây là việc hy hữu khó được, Ngài xứng đáng là đệ tử của Phật, Ngài có thể tán thán. “Tắc vi hộ pháp địa thần” (ắt làm vị địa thần hộ pháp), Ngài làm trọn bổn phận trách nhiệm của một vị địa thần, vả lại còn có thể hộ trì Phật pháp, có thể y giáo phụng hành. “Kỳ phước nghiệp huệ nghiệp, tự nhiên thâm quảng, công đức thần thông, diệc phả tư nghị” (phước ấy và huệ ấy tự nhiên sâu rộng, công đức thần thông cũng chẳng thể nghĩ bàn), đây là lời tán dương, khen ngợi địa thần. Lời trong kinh là do đức Phật khen ngợi, lời trong chú giải là do pháp sư Thanh Liên khen ngợi. Chúng ta nhất định phải hiểu rõ ý nghĩa trong đó.
( Lược Trích Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký - Chủ Giảng Hòa Thượng Tịnh Không - PHẨM THỨ MƯỜI MỘT: ĐỊA THẦN HỘ PHÁP

* NAM MÔ U MINH GIÁO CHỦ ĐẠI NGUYỆN ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁC, tát đại chứng minh
* NAM MÔ TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT